- Nguyên nhân chai đất:
+ Thay đổi phản ứng môi trường (từ chua đến kiềm) trên đường đi của Fe làm thay đổi đổi tình trạng oxi hóa khử kết quả là Fe bị kết tủa.
+ Thành phần cát thô ở trên và ở dưới là sét nặng.
+ Xói mòn: Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên bề mặt và phá hủy các tầng đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió. Trong đó xói mòn đất do nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chai cứng đất. Mưa rào với cường độ cao: tác động của hạt mưa tới bề mặt đất làm phá vỡ cấu trúc hạt và gây ra sự nén chặt, bịt kín các khe hở trên bề mặt đất.
+ Chặt phá rừng: Chặt phá rừng làm giảm thảm che phủ của thực vật dẫn đến quá trình rửa trôi mạnh, làm trơ sỏi đá. Suy giảm mực nước ngầm trong đất dẫn đến hiện tượng kết von đá ong.
+ Sử dụng phân bón không cân đối: Sử dụng nhiều phân hóa học gây hại cho môi trường đất, việc bón phân hóa học không cân đối đã làm ảnh hưởng xấu đến đất đai, dẫn đến tình trạng đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, pH trong đất tăng cao.
- Cách khắc phục:
+ Duy trì hệ thống thảm phủ thực vật: Thảm phủ thực vật càng dày càng tốt ngăn chặn được rửa trôi xói mòn, duy trì độ ẩm trong nước độ màu mỡ trong đất. Các biện pháp bảo vệ thảm phủ thực vật cũng giống như biện pháp bảo vệ rừng kết hợp với trồng cây gây rừng.
+ Sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục: 1 - 2 năm sử dụng từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ hoai mục bón cho vườn cây.
+ Hạn chế sử dụng các loại phân bón gây chua đất như (SA, KCl...)
+ Bón vôi cải tạo đất: dùng 500 - 700 kg/ha 2 năm 1 lần.