(CDC) - Tại các tỉnh Bắc bộ, bệnh đạo ôn lá tiếp tục hại tăng. Sâu cuốn lá nhỏ non tiếp tục hại diệp hẹp trên trà sớm - chính vụ.
1. Trên lúa
- Các tỉnh Bắc bộ:
+ Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây hại dảnh héo diện hẹp trên lúa sớm - chính vụ.
+ Rầy nâu - rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,… tiếp tục hại.
- Các tỉnh Bắc Trung bộ:
+ Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng trên diện tích lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh trên lúa trà sớm vùng ven biển.
+ Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng.
+ Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên những ruộng cấy dày, bón phân không cân đối.
+ Rầy nâu, cuốn lá nhỏ gây hại tăng nếu không phòng trừ kịp thời.
- Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
+ Rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, bệnh lem lép thối hạt,... tiếp tục gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ - chín.
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.
+ Chuột gây hại trên các trà lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ.
- Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL:
+ Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng - tuổi 1, cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra cho lúa Hè Thu 2019.
+ Khuyến cáo nông dân nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trị bệnh đạo ôn kịp thời, hiệu quả.
+ Cần lưu ý bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
2. Trên cây trồng khác
- Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen,… có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, bọ trĩ,... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu;
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,... tiếp tục hại. Bệnh chảy gôm, bệnh loét,... gây hại trên các vườn cây già cỗi.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp,... tiếp tục gây hại.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,... gia tăng hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại...
Nguồn: http://nongnghiep.vn
1. Trên lúa
- Các tỉnh Bắc bộ:
+ Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây hại dảnh héo diện hẹp trên lúa sớm - chính vụ.
+ Rầy nâu - rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,… tiếp tục hại.
- Các tỉnh Bắc Trung bộ:
+ Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng trên diện tích lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh trên lúa trà sớm vùng ven biển.
+ Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng.
+ Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên những ruộng cấy dày, bón phân không cân đối.
+ Rầy nâu, cuốn lá nhỏ gây hại tăng nếu không phòng trừ kịp thời.
- Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
+ Rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, bệnh lem lép thối hạt,... tiếp tục gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ - chín.
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.
+ Chuột gây hại trên các trà lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ.
- Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL:
+ Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng - tuổi 1, cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra cho lúa Hè Thu 2019.
+ Khuyến cáo nông dân nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trị bệnh đạo ôn kịp thời, hiệu quả.
+ Cần lưu ý bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
2. Trên cây trồng khác
- Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen,… có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, bọ trĩ,... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu;
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,... tiếp tục hại. Bệnh chảy gôm, bệnh loét,... gây hại trên các vườn cây già cỗi.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp,... tiếp tục gây hại.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,... gia tăng hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại...
Nguồn: http://nongnghiep.vn